hotline dịch vụ
  • Cá cảnh phúc long - Đại diện chính thức của azoo tại việt nam
  • Cá rồng cao cấp nhập khẩu - cá cảnh đẹp tại phúc long
  • Các loại cá cảnh nhập khẩu đẹp nhất , cá cảnh cao cấp
  • Chuyên làm bể cá cảnh cao cấp uy tín và chất lượng
  • Thiết kế, xây dựng hệ thống tiểu cảnh hồ koi sân vườn
  • Bán thuyền buồm doanh nhân và đồ gỗ lụa phong thủy
Hotline dịch vụ cá cảnh phúc long Tư vấn cá cảnh

Trang chủ » Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải hiện nay là gì

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải hiện nay là gì

03:41:31 - 15/10/2018

Cá La hán được mệnh danh là một trong những loài cá cảnh đẹp và quý nhất hiện nay bởi để lên đầu cho cá La hán không phải là điều dễ. Tuy nhiên, chúng cũng thường hay mắc phải 1 số chứng bệnh dưới đây mà nếu được tìm hiểu kĩ về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị thì chắc chắn những chú cá của bạn sẽ luôn được khỏe mạnh.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 1

Cá La hán cũng có thể mắc phải 1 số bệnh thường gặp

 1. Bệnh đường ruột do giun ký sinh

Bệnh đường ruột do giun kí sinh cũng là bệnh cá La hán thường gặp do bị giun kí sinh trùng vào trong ruột, mà có 2 loại giun gây ra tình trạng này là giun dẹp (cestodes) và giun tròn (nematodes).

– Triệu chứng: phân màu trắng kéo dài, cá chán ăn, đôi khi xuất huyết hậu môn.

– Chữa trị: Trộn 1 mg thuốc vào thức ăn và cho cá ăn. Tẩy giun 6 tháng/1 lần.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 2

Bệnh đường ruột do giun kí sinh là bệnh thường gặp ở cá La hán

2. Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn

Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn là do 1 số loại vi khuẩn gây ra mà thực tế là có 1 số loại vẫn luôn tồn tại trong ruột và phân cá; khi cá bị suy giảm hệ miễn dịch vì nhiều nguyên nhân (căng thẳng do vận chuyển, đổi hồ…) thì chúng chuyển sang tấn công và làm cá bị bệnh. Hoặc cá có thể nhiễm khuẩn qua nguồn thức ăn hay môi trường bị ô nhiễm.

– Triệu chứng của bệnh: cá la hán bỏ ăn, nhút nhát, xuống màu, xình bụng hay hậu môn, phân màu trắng như bông hay kéo dài thành sợi, trên người có nổi những mảng sậm màu hay ửng đỏ giống như bị nấm.

– Chữa trị: dùng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít. Hòa thuốc vào nước ấm để thuốc tan hoàn toàn trước khi bỏ vào hồ. Cẩn thận không cho quá liều vì có thể làm cá chết. Việc tăng nhiệt độ thường không có tác dụng gì đối với bệnh này.

– Phòng bệnh: Bạn cần thay nước thường xuyên và cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bệnh tật. Hạn chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn chỉ.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 3

Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn làm cho bụng của cá phình ra 

3. Bệnh mụn (lymphocyte)

Bệnh này khá phổ biến và thường xuất hiện trên các vây, nhất là vây bơi của cá cảnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như: ô nhiễm nước, môi trường, sự căng thẳng, cọ quẹt hay bị cá khác cắn… từ đó virus thâm nhập tạo ra mụn (lympho).

– Chữa trị: Bạn dùng kim khều vỡ mụn và sát muối vào vết thương sau đó cho muối hay chất sát trùng như blue methylene vào hồ để phòng tránh viêm nhiễm cơ hội.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 4

Bệnh mụn có thể nhìn thấy khá rõ trên vây cá với những nốt màu trắng 

4. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng không chỉ là bệnh phổ biến ở riêng cá La hán mà còn ở nhiều loài cá khác nữa. Nguyên nhân là do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis (ICH) gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là những đốm trắng trong suốt sẽ xuất hiện khắp mình cá. Vây cá kết dính lại, cá trở nên lờ đờ, chậm chạp hơn bình thường, bỏ ăn, thở gấp, để lâu cá sẽ bị chết.

– Cách chữa: Việc bạn cần làm đầu tiên là tăng nhiệt độ hồ cá lên 28 – 30°C liên tục cho đến khi các đốm trắng trên thân cá biến mất. Có thể tăng cường lượng muối khoảng 2kg/100l nước hoặc dùng các loại kháng sinh như Metronidazole với liều lượng 500mg/100l nước, Oxytetracyline liều 1g/100l nước hoặc dùng Malachite Green liều 0,1mg/hồ.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 5

Chu trình gây bệnh đốm trắng của kí sinh trùng ICH

5. Cá bị ngộ độc thức ăn

Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đóng hộp bị hết hạn sử dụng hoặc thức ăn tươi sống không sạch sẽ bị nhiễm độc như lăng quăng, giun chỉ, tôm lạnh…thì cá rất dễ bị ngộ độc. Triệu chứng biểu hiện rõ rệt là cá lờ đờ, bài tiết phân dạng sợi màu trắng, bụng sình to…

– Cách chữa: Bạn rút 2/3 nước hồ, sau đó dùng Metronidazole cho vào hồ cá, cá sẽ ói hết thức ăn ra và như vậy đảm bảo chắc chắn cá đã được “rửa ruột”.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 6

Ăn thức ăn tươi sống chưa được rửa cẩn thận có thể làm cá bị ngộ độc

6. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột hay còn gọi là bệnh sình bụng nếu không được điều trị dứt cũng sẽ gây ra viêm ruột. Nguyên nhân chính là do cá ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng đường ruột.

– Triệu chứng thường gặp: bụng và hậu môn cá sưng to, cá bỏ ăn, bài tiết ra phân trắng dạng sợi.

– Cách chữa: Đầu tiên bạn cần ngưng cho cá ăn, tiếp theo là nâng nhiệt độ nước lên 28 – 30°C, đồng thời cung cấp nước mới nhanh chóng (ngày đầu tiên thay 50% nước hồ, những ngày sau đó mỗi ngày rút ra và thay mới 10% nước hồ), sau đó dùng kháng sinh như Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte… để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 7

Bạn cần phải cho cá ăn thực phẩm sạch để hạn chế bệnh đường ruột 

7. Bệnh rách mang

Cá La hán sau 1 thời gian nuôi cũng có thể bị bệnh rách mang. Bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không chữa kịp thời thì cá có thể bị chết. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn gây ra khi chất lượng nước không ổn định, thức ăn không vệ sinh. Cá mắc bệnh sẽ thở gấp, nắp mang khép mở không bình thường, các sợi mang sưng lên, cá sẫm màu.

– Cách chữa: Bạn hòa Furacillin và Tetracyline tạo ra 10 ppm dung dịch cho cá ngâm mình mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút đến khi hết bệnh. Bỏ 2% lượng muối so với thể tích nước trong bể để sát khuẩn.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 8

Bạn nên sử dụng thuốc Tetracycline để chữa bệnh cá La hán 1 cách nhanh chóng 

8. Bệnh lồi mắt

Bệnh lồi mắt thường không hay gặp nhưng bạn vẫn cần đề phòng cho những chú cá của mình. Triệu chứng là mắt cá lồi ra ngoài, nghiêm trọng hơn, mắt cá bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá không thấy đường bơi hoặc tìm thức ăn, suy yếu dần rồi chết vì kiệt sức. Nguyên nhân chính do vi khuẩn trong nước bị ô nhiễm gây nên.

– Cách chữa: Bạn vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi ngày 3 lần cho đến khi lành hẳn. Cho 2 ppm dung dịch thuốc tím vào hồ cá để sát khuẩn.

>> Mua bán trao đổi cá La hán ở đâu tốt nhất

>>Cá la hán ăn gì để lên đầu đẹp nhất

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 9

Một chú cá La hán bị bệnh lồi mắt 

9. Bệnh lủng đầu

Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita (Hexamatiasis). Bệnh này rất phổ biến ở cá hoang dã và cả cá nuôi. Một số loài cá cichlid hay bị mắc bệnh này như cá đĩa, cá ông tiên, tai tượng châu Phi và nay là cá La hán. Đây là loại bệnh rất dễ lây nhiễm và khó chữa trị.

– Triệu chứng: những lỗ mủ nhỏ màu trắng, nâu hay vàng xuất hiện ở vùng xung quanh đầu cá. Khuẩn đơn bào Hexamita cũng thường xuất hiện bên trong ruột cá và gây bệnh đường ruột. Cá bỏ ăn, gầy ốm, sậm màu, phân dạng sợi màu trắng, vây teo, lờ đờ và treo đầu lên mặt nước. Lỗ trên đầu là vết thương hở mà các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài có thể thừa cơ tấn công, bệnh lủng đầu thường kéo theo bệnh lồi mắt.

– Chữa trị: Bạn thay 75% nước, làm vệ sinh máng lọc và nền đáy. Nghiền nát metronidazole trong nước ấm 90 độ C để thuốc tan hoàn toàn. Hoà thuốc vào hồ với tỷ lệ 500 mg/40 lít nước. Chữa trị liên tục từ 10-15 ngày và dài hơn nếu thấy cần thiết. Quan sát phân của cá để biết mức độ hồi phục. Có thể dùng kết hợp với blue methylene để đề phòng những bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 10

Bạn có thể sử dụng thuốc Metronidazole để chữa bệnh lủng đầu cho cá

10. Bệnh nhát

Bệnh nhát thường xuất hiện khi cá lần đầu làm quen vói bể hoặc bạn đặt bể ở nơi quá ồn ào khiến chúng hoảng loạn. Trong giai đoạn này, cá sẽ ép mình vào thành hồ như bị mất phương hướng, đôi lúc quẫy mạnh khiến vảy bị bong tróc, rách, gù co lại, màu sắc trở nên nhợt nhạt, thở gấp, lâu lâu giật mình, bơi vòng vòng.

– Cách chữa: Bạn không nên để hồ cá ở nơi quá ồn ào hoặc nơi có ánh mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào, ổn định nhiệt độ nước ở 30°C, không cho cá ăn 2 ngày. Sau đó mới cho ăn vài con cá nhỏ hoặc tôm tươi lột vỏ. Hạn chế cho cá nhìn thấy người lạ, tránh làm cá hoảng sợ.

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải 11

Nếu cá sợ chỗ đông người thì bạn nên đặt bể ở nơi vắng vẻ, yên tĩnh 

Để chữa khỏi một số loại bệnh trên không phải là điều quá khó khăn nếu bạn nhận diện được đúng triệu chứng, tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do vậy bạn nên thường xuyên vệ sinh hồ cá, tăng cường thêm khẩu phần thức ăn có chứa vitamin giúp cá luôn khỏe mạnh và chống chọi tốt với các loại bệnh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về cách chăm sóc cá La hán thì có thể đến hiệu cá cảnh Phúc Long- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm :

>> Tổng quan về cá la hán Kim cương

>> Giá cá la hán đẹp nhất trên thị trường

 Nguồn: http://cacanhphuclong.com.vn/

Ý kiến khách hàng

Tư vấn trực tiếp (24/7): .
  1. Vũ Anh Việt : :

    ca nhà tôi Ko hiểu sao bị toàn thân cu trắng hết za rồi bong za nhu kỳ ghét trên người vậy ca cu bơi lờ đờ, Ko an
    Toi đang Ko biết chưa cho cá ntn đây
    Các ban ai biết mách cách chưa hộ toi với

    • Có thể cá của bạn bị nấm, vấn đề này thường do môi trường nước. Nếu cần thiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0912217907 để được tư vấn trực tiếp nhé. Thanks

  2. cá nhà tôi có triệu chứng bỏ ăn,nằm im một hoặc bơi lờ đờ mắt lồi nhưng không nặng lắm ai biết cá bị bệnh gì và cách chữa bệnh thì giúp tôi

  3. thuy that tha : :

    cá nhà tôi bỏ ăn nằm im một chỗ hoặc bơi lờ đờ mắt hơi lồi nhưng không nặng lắm ai biết cá bị bệnh gi va cách chữa như thế nào

  4. Pham anh quyen : :

    Mình có chú la hán máy hom trước bị lồi mụn nhọt ngay bàng tang nay đã xẹp để lại vết lỏm và giờ thì thấy mắt có kéo màng màu trắng đục cho mình hỏi trị bệnh ra sao

  5. Ngô Xuân Vũ : :

    Cá La Hán nhà mình 3 hôm nay bị một cái lỗ trắng nhỏ trên đầu, càng ngày càng to ra (ở đây không đăng hình được nên không biết thế nào) nhưng theo bài viết thì giống bệnh lủng đầu.
    Cách đây 1 tuần thì do va chạm bị rách trên đầu, mình có sát trùng và đã lành gần hẳn nhưng lại xuất hiện cái lỗ nhỏ trắng đó. Mình chỉ muốn kiểm tra cho chính xác hơn, không biết ad có thể giúp mình không? Mình cám ơn trước nhé!

  6. cho mình hỏi là cách chữa bệnh lỡ da đẩu ở cá la hán sao z?

  7. Tran thang : :

    Cá nhà tôi tự nhiên cảm giác như chuyển sang màu xám tro ai biết chỉ rùm tôi với

  8. Cho mình hỏi. Hiện tướng cá la han mình đang nuôi. Biểu hiện cả nỗi ngược đầu lại đầy họ bụng thì trôi lên mat nước.ko biết bị như thê nào.cung hơn tuần rồi.ca vẫn ăn binh thuong.chi mình cách cứu chưa.hoac đến điều trị cá giúp mình

  9. Tien Nguyễn : :

    Ban oi ! Cho minh hoi ?
    Ca nha minh bo an, bơi chậm va bị đầy bụng nhưng nó không đi ngoài phân trắng
    Xin bạn cho mình biết cá nhà mình bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào ?
    Cảm ơn bạn !

  10. ca cua e tren mat co 1 dom mau trang bang cay tam cho hoi ca cua e bi benh gi vay mong ae giup do

  11. Bạn ơi cho mình hỏi sao chú cá la Hán của là cá trống mà sao bụng nó to mình lấy đèn pin gọi vào thì thấy bên trọng bụng nó toàn là mỡ màu vàng như vậy có sao ko

  12. Ngo Quoc Minh : :

    Ca toi bi gi ma hom nay thay bi troc 3 mien vay lam sao cho het day?

  13. bé đớm : :

    cá la hán nhà e k bị bệnh nhát .mà sao nó cứ cạ thân nó vào máy lọc nước với máy nhiệt độ vậy ạ

  14. Phothanh : :

    Cho e hỏi cá e dưới mép miệng có mấy lỗ nhỏ và vây bơi có đốm trắng là bệnh gì có cách trị không xin giúp e

  15. Vo thi trung nam : :

    ca nha em dang khoe manh dot nhien bi veo thanh hinh chu S khong boi loi hay an uong gi duoc

  16. Pham nhat linh : :

    Ca la han mình mới thả vào hồ bơi bình thường nhưng lâu lâu đứng thẳng đầu lên kg cử động nữa là sao

Tin nổi bật

x